Thủ tục và văn khấn nhập trạch nhà chung cư

Từ lâu, người Việt Nam chúng ta đã có truyền thống thờ phụng và cúng vái Thần Tiên trong những dịp đặc biệt. Truyền thống đó không bị mai một đi theo thời gian mà vẫn được giữ gìn và phát huy cho đến ngày nay. Ngoài Lễ Tết thì chúng ta còn tổ chức cúng vào những ngày như động thổ, nhập trạch nhà, khai trương, … Hiện nay, thị trường Bất động sản mở rộng, chúng ta thường lựa chọn căn hộ chung cư để làm tổ ấm cho mình. Vậy nhập trạch nhà chung cư có cần cúng không? Câu trả lời là có nhé. Câu hỏi tiếp tục đặt ra là cúng như thế nào? Chúng tôi sẽ cung cấp đến các bạn thông tin về thủ tục và văn khấn nhập trạch nhà chung cư trong bài viết này. Bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

Lễ nhập trạch chung cư là gì?

văn khấn nhập trạch nhà chung cư

Cũng như những ngôi nhà khác, nhập trạch nhà chung cư là một thủ tục quan trọng khi về nhà mới. Thủ tục này được hiểu theo một cách đơn giản là để đăng ký, khai báo hộ khẩu với các vị Thần Linh cai quản nhà mới. Lễ nhập trạch cũng mang ý nghĩa của sự cầu chúc bình an, thuận lợi cho cuộc sống và công việc làm ăn cho gia chủ. Lễ nhập trạch phải được thực hiện vào ngày lành tháng tốt. Ngày thực hiện cần được chọn lựa kỹ bởi thầy phong thủy, thầy cúng hoặc thầy sư. Sau khi chọn được ngày đẹp, thủ tục Lễ nhập trạch cần được thực hiện theo đầy đủ các bước của quy trình đồng thời đọc các bài văn khấn lên Tổ tiên, Thần linh.

Thủ tục nhập trạch chung cư.

Thủ tục nhập trạch nhà chung cư là một quy trình gồm nhiều bước. Mỗi bước đều rất quan trọng và không thể bỏ qua, cần đặt cái Tâm vào để thực hiện một cách chu đáo.

Chọn ngày

Chọn ngày là bước đầu tiên và quan trọng nhất. Lựa chọn ngày tốt không chỉ để phù hợp với bát tự của chủ nhà, nó còn giúp mọi chuyện trong gia đình được suôn sẻ, tránh những vận hạn sau này. Có 3 cách để chọn ngày đó là chọn theo ngày giờ Hoàng Đạo, chọn theo tuổi của gia chủ hoặc chọn theo hướng nhà. Ngày Nguyệt Kỵ (các ngày có tổng số cộng vào bằng 5 như 05, 14, 23) và ngày Tam Nương Sát (3, 7, 13, 18, 27, 22, 27) trong tháng là những ngày kiêng kỵ không nên nhập trạch. Theo quan niệm dân gian, nếu nhập trạch vào những ngày này mọi chuyện sẽ dở dang, không được suôn sẻ. 

Xem thêm:   [Giải đáp thắc mắc] Tuổi Kỷ Mão sinh năm bao nhiêu?

Sắm lễ

Khi đã chọn được ngày nhập trạch, việc sắm sửa Lễ vật là việc vô cùng cần thiết. Mâm cúng nhập trạch có 4 món không thể thiếu đó là Ngũ quả, Hương hoa, Rượu thịt và Đồ mã. 

Về ngũ quả, bạn cần chọn được 5 loại trái cây tươi ngon, không bị sứt, vẹo, dập nát. 

Hoa tươi có thể chọn linh hoạt theo mùa, không nhất thiết phải là một loại hoa cụ thể. 

Mâm rượu thịt gồm một bộ tam sang (1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc, 1 quả trứng luộc) xôi, gà nguyên con, 3 chung trà, 3 chung rượu, 3 điếu thuốc.

Bộ đồ mã gồm 6 con ngựa nhiều màu sắc, mũ, kiếm, giày, quần áo.

Ngoài ra bạn còn cần chuẩn bị thêm gạo, muối, trầu cau để hoàn thiện Lễ vật dâng lên Thần linh.

Nghi lễ nhập trạch

Khi đã có đầy đủ Mâm cúng và các Lễ vật, gia chủ và người nhà mới bắt đầu nghi lễ nhập trạch. Nghi lễ nhập trạch nên được thực hiện vào buổi sáng, nên mở toang cửa sổ và bật hết các bóng đèn để căn hộ tràn ngập ánh sáng, thu hút vượng khí. Đầu tiên, đặt một bếp than ngay trước cửa, người chủ nhà bê bát hương Thổ công bước qua bếp than theo thứ tự chân trái trước, chân phải sau. Tiếp theo chủ nhà, các thành viên còn lại lần lượt đi vào, mỗi thành viên bắt buộc phải mang một thứ đồ vào nhà mới. 

Gia chủ cần sắp xếp Lễ vật, mâm cúng theo hướng đã chọn sẵn, sau đó thực hiện các nghi lễ cúng bái, xin phép được vào ở nhà mới, xin phép rước tổ tiên về thờ cúng. Sau khi hoàn thành lễ cúng và đọc văn khấn, các thành viên trong nhà lần lượt dọn dẹp, sắp xếp đồ dùng theo sở thích.

Xem thêm:   Ký hiệu la bàn thể hiện những gì? Hướng dẫn cách xem la bàn

Văn khấn nhập trạch nhà chung cư

Đối với phong tục của người Việt, lễ cúng không thể thiếu dâng hương, dâng lễ vật và đọc văn khấn. Khi làm lễ nhập trạch cũng vậy, chúng ta cần đọc văn khấn nhập trạch để báo cáo, để xin phép, để gửi lời cầu nguyện tới Thần linh tại nhà mới.

Khi nhập trạch chung cư, trước tiên bạn phải xin phép các vị Thần linh cai quản nơi đó, sau đó không thể thiếu phần khấn bái Gia tiên, thông báo gia đình đã chuyển về nơi ở mới. Cụ thể các bài văn khấn như sau:

Văn khấn xin phép Thần linh:

văn khấn nhập trạch nhà chung cư

Văn khấn thông báo Gia tiên:

văn khấn nhập trạch nhà chung cư

Khi thực hiện nghi lễ cũng như khi đọc văn khấn, gia chủ và các thành viên phải ăn mặc nghiêm chỉnh, thành tâm cầu nguyện thể hiện lòng thành kính đối với các vị Thần linh, Tổ tiên.

Những lưu ý khi làm Lễ nhập trạch nhà chung cư.

Để Lễ nhập trạch diễn ra tốt đẹp, mang đến những điều may mắn cho cả gia đình thì chúng ta cần lưu ý những vấn đề sau đây.

  • Chọn ngày lành tháng tốt, nếu bạn không tự chọn ngày được, bạn có thể nhờ sự giúp đỡ của thầy phong thủy, thầy sư, thầy cúng…
  • Trong ngày nhập trạch, chỉ được nói đến những điều tốt lành, không tranh luận, cãi vã, không bực bội, đánh mắng nhau.
  • Chuẩn bị Lễ vật đúng, đủ, tất cả phải đảm bảo sạch sẽ, được chuẩn bị một cách thành tâm, công phu và chu đáo.
  • Phụ nữ có thai không nên tham gia vào Lễ nhập trạch.

Chuyển về ngôi nhà mới, bắt đầu một cuộc sống mới luôn là một điều đáng chúc mừng. Vào những dịp như vậy, chúng ta nên có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để mọi việc diễn ra suôn sẻ. Với những thông tin chúng tôi đã cung cấp về thủ tục cũng như văn khấn nhập trạch nhà chung cư, hy vọng quý độc giả sẽ có một hành trình đầy suôn sẻ, thuận buồm xuôi gió.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *