Kích thước trần thạch cao là bao nhiêu, kích thước và quy cách đóng trần thạch cao

Kích thước trần thạch cao được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường. Tại sao thạch cao lại được yêu thích như vậy, kích thước của trần thạch cao là bao nhiêu, quy cách và cách đóng trần nhà cũng như giá cả của chúng sẽ như thế nào> Mời bạn hãy tìm hiểu bài viết ngay dưới đây nhé.

Kích thước trần thạch cao, độ dày của một tấm thạch cao

Kích thước trần thạch cao được nhiều bạn thường thắc mắc trần thạch cao có độ dày là bao nhiêu, độ dày của thạch cao có phụ thuộc vào kích thước của tấm thạch cao hay không? . Theo quy chuẩn, độ dày của tấm thạch cao là 9mm đến 12mm, nếu tấm thạch cao có cách âm và chống cháy thì sẽ lên đến 16mm. Tấm thạch cao chịu được những va đập mạnh thì độ dày thường là 13mm. Kích thước trung bình của một tấm thạch cao có chiều rộng là 1200- 1220 mm và chiều dài 2400- 2440mm.

Kích thước trần thạch cao là bao nhiêu, kích thước và quy cách đóng trần thạch cao

Chiều cao, khoảng cách của trần thạch cao bao nhiêu là đủ?

Về khoảng cách từ trần thạch cao tới dàn hay tới tần sẽ không có một con số chính xác, cụ thể vì mỗi nhà, trần sẽ có những kết cấu khác nhau. Tuy nhiên, khoảng cách tối thiểu từ trần thạch cao tới sàn nhà sẽ là 2.7-2.8m để có thể đảm bảo độ thông thoáng cần thiết cho ngôi nhà mà không làm mất đi vẻ đi cũng như không gian của ngôi nhà. Về khoảng cách giữa trần cũ và trần thạch cao mới nên được là 15-20cm, đây là khoảng cách lý tưởng để có thể thoải mái bố trí đèn led, che dấu được các đường dây điện, dây cáp.

Xem thêm:   Cách tính m3 gỗ tròn và mức độ quan trọng

 Quy cách thi công trần thạch cao

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại trần thạch cao, trần chìm, trần nổi, trần chịu nước, chịu ẩm, chống cháy, tiêu âm. Ở mỗi loại có quy cách thi công khác nhau nhưng đều sẽ có các bước cơ bản bao gồm: Xác định độ cao trần, cố định các thành viền tường, phân chia trần, móc lắp thanh chính và thanh phụ, điều chỉnh khung ngay ngắn, lắp đặt tấm lên khung, xử lý mối mối, và xử lý viền trần.

Kích thước chiều cao trần thạch cao thế nào là hợp lý

Đối với nhà tầng: Nhà tầng thường có chiều cao cố định đổ sàn bê tông nên bạn cần lựa chọn đóng trần cần nâng chiều cao trần lên mức tối đa, vì thông thường trần bê tông có chiều cao ở nhà ở chỉ từ 4.1 mét từ đi phần dầm sẽ là 3.8 mét. Khi hoàn thành trần sẽ ở mức 3.5 mét. Đây là độ cao lý tưởng mang lại không gian thông thoáng, thoải mái cho người dùng.

Trường hợp là nhà cấp 4: đối với nhà cấp 4 thì phần tường sẽ được xây dựng cao hơn so với nhà tầng, điều này khiến nhiều người lựa chọn chiều cao trần thạch cao bao nhiêu mét thì phù hợp. Với nhà cấp 4 thì chiều cao đối với dạng nhà này từ 3 đến 3.3 mét,  nếu nhà có chiều rộng là 5 mét thì bạn nên để 3.5 – 3.9 mét.

Chiều cao đối với phòng ngủ: Thông thường phòng ngủ có diện tích nhỏ nên để tầm 3 đến 3,3 mét là đủ vừa tiết kiệm điện năng đối với việc sử dụng máy lạnh. 

Kích thước trần thạch cao là bao nhiêu, kích thước và quy cách đóng trần thạch cao

Tiêu chuẩn khung xương trần thạch cao

Theo khái niệm khung xương là một bộ phận nâng đỡ được toàn bộ khối lượng của trần thạch cao. Chúng được cấu tạo từ các thành chính, phụ, thanh treo và thành viền tường.

Về chức năng của nó là làm khung trụ chính, đây là nơi bám để treo những mảnh thạch cao. Khung xương sẽ giúp tăng tính gia cố, khả năng chịu lực và kéo dài tuổi thọ cho công trình.

Xem thêm:   Top 6 mẫu nhà mặt tiền 5m đẹp nhất hiện nay

Tiêu chuẩn, kích thước của khung xương

Khoảng cách phần khung xương cá thông thường là : 800-1200 (mm). Dựa trên nhu cầu cụ thể của nhà đầu tư mà sẽ thay đổi về kích thước. Tuy nhiên, sự thay đổi này không quá lớn để nhằm đảm bảo được độ an toàn cho công trình.

Khung xương chữ U gai sẽ có khoảng cách tiêu chuẩn: 406( mm). Đây là khoảng cách tính toán phù hợp với các bước khớp được định trình trên thanh xương cá. Ở khoảng cách này sẽ phù hợp bắn 3 hàng vít dọc, tạo được khoảng cách ghép các tấm thạch cao tiếp theo.

Kích thước trần thạch cao là bao nhiêu, kích thước và quy cách đóng trần thạch cao

Tiêu chuẩn khung xương trần thạch cao về mặt chất liệu

Phần khung xương trần thạch cao là bộ phận nâng đỡ được toàn bộ trần nên cần lựa chọn những vật liệu có chất lượng cao cấp mới đảm bảo được tuổi thọ cho công trình.

Khi gia công cần được ghép nối và bắt vít một cách cẩn thận và chắc chắn để tạo nên được tính an toàn cho người sử dụng.

Tính ứng dụng của trần thạch cao trong thực tế

Trần thạch cao được sử dụng trong một số trường hợp sau:

  • Trần thạch cao dùng cho Showroom: Với thiết kế hiện đại, nhiều màu sắc, trần được trang bị thêm hệ thống đèn hay ốp gỗ.
  • Trần chìm trang trí: Thiết kế chìm, mặt bằng với mặt của trần nhà, trang trí nhiều ô, có thêm hệ thống đèn điện, màu sơn đa dạng.
  • Trần thạch cao xương nổi: được thiết kế cho văn phòng công sở.
  • Trần trang trí thạch cao ốp gỗ- trần chìm: gỗ sẽ làm tôn thêm giá trị cho sản phẩm.

Trên đây, là kích thước trần thạch cao mà bạn cần chú ý. Ứng dụng về trần thạch cao này càng khẳng định được vị thế của mình. Hy vọng thông qua bài viết, bạn sẽ có thêm kiến thức về trần thạch cao để có thể bổ trợ thêm công việc của mình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *