Để nói về việc cách tính m3 gỗ tròn thì có lẽ là cực kỳ hữu ích với những người đang làm trong những ngành nghề liên quan đến gỗ – như thiết kế nội thất, thợ mộc, kiểm lâm, thậm chí là lâm tặc. Tính toán ra được m3 gỗ, hay còn gọi là mét khối gỗ tròn, sẽ giúp công việc thuận lợi hơn và mang về nhiều lợi ích hơn!
Xuất xứ của gỗ tròn
Có một thực tế là gỗ tròn sử dụng trên thị trường sản xuất và chế biến gỗ hiện nay của Việt Nam hầu hết là gỗ nhập khẩu. Do diện tích rừng của nước ta ngày càng bị thu hẹp và hệ sinh thái rừng không có lợi thế về các cây gỗ nhiệt đới có tuổi đời cao và kích thước lớn. Trong những năm tới, nhà nước cũng đang đẩy mạnh việc trồng rừng khai thác và tăng cường bảo tồn những diện tích rừng vốn có, nên hoàn toàn có thể hy vọng vào nguồn gỗ tròn trong nước đủ sản lượng sản xuất.
Còn hiện tại, có thể kể đến một vài loại cây làm gỗ tròn như:
- Lim: ở Việt Nam thì có lim xanh, lim vang, hoặc nhập về lim Lào, lim Nam Phi, nhưng nói chung đều là gỗ quý, bền chắc và có khả năng chống mối mọt cao. Nên thường được sử dụng trong các bộ phận chịu lực chủ chốt của công trình bằng gỗ hoặc dùng đóng tàu, làm đồ trang trí nội thất. Khối lượng riêng của lim lên đến gần 1 tấn với 1m3 gỗ nên những khối gỗ lim tròn có kích thước lớn khá là khó khăn trong khâu vận chuyển
- Keo: một loại gỗ đang dần trở thành thương phẩm khi được trồng đại trà ở Việt Nam. Với những ưu điểm như ít bị mọt, có độ dẻo dai, ít bị cong vênh trong quá trình sử dụng, giá thành lại rẻ nên hay được sử dụng làm đồ nội thất hoặc làm phôi cho gỗ xẻ.
- Thông: do thích hợp với khí hậu ôn đới nên chỉ một số vùng ở nước ta trồng được loại cây này. Gỗ thông có đường vân tương đối đẹp và rõ nét, trọng lượng chỉ khoảng gần 700kg/m3 nên dễ vận chuyển và chế tác
- Tre: loại cây là biểu tượng cho dân tộc ta về tinh thần hiên ngang, bất khuất. Tuy nhiên, do đường kính của thân cây khá nhỏ nên gỗ tròn của tre chỉ được tận dụng làm cột chống thủ công, một vài đồ mây tre nhỏ xinh hoặc làm giàn cây… Thế nhưng, với trình độ phát triển của ngành công nghiệp gỗ hiện đại, gỗ tre đã được tận dụng tạo thành gỗ tre ghép – một vật liệu mới, được mệnh danh là “thép xanh” trong làng xây dựng.
Tại sao cần biết cách tính m3 gỗ tròn
Quay trở lại câu hỏi ở đầu bài, thực sự thì tính ra được số m3 gỗ tròn nhằm mục đích để:
- Biết được kích thước gỗ tròn sử dụng: tạo ra được vị trí đặt khớp trong thiết kế công trình, hạn chế việc cắt xẻ sau khi gỗ đã thành hình vì vừa làm mất vẻ đẹp của khối gỗ, lại dễ bị mối mọt sau này
- Chọn được khối gỗ tròn phù hợp: phù hợp ở đây không chỉ là kích thước khối gỗ to hay nhỏ, mà còn là chọn loại gỗ. Sao cho vừa đáp ứng khớp với thời hạn sử dụng công trình, lại còn hợp lý với tổng chi phí chung, cũng như thỏa mãn nhu cầu khách hàng
- Hợp lý trong bảng kê nguyên vật liệu: với một công trình thì cần sử dụng nhiều loại nguyên liệu phối hợp hay chỉ toàn bằng gỗ, việc thống kê được tổng số mét khối gỗ sẽ hoặc đã sử dụng là cần thiết. Mọi người nhìn vào đều thấy được công trình đã tiến hành như thế nào, cần chuẩn bị lượng gỗ ra sao…
Các bước trong cách tính m3 gỗ tròn
Bước 1: Quan sát khối gỗ
Một lần nữa xác nhận xem đó có chính xác là gỗ tròn không. Đương nhiên là với những khối gỗ tự nhiên thì bề mặt bên ngoài khá là sần sùi, nhưng bạn có thể tạm coi là đồng nhất để tính toán. Nhưng nếu gặp trường hợp 2 đầu không phải hình tròn mà là hình vuông hay hình chữ nhật thì bạn phải lưu ý để đổi cách tính khác.
Bước 2: Đo kích thước
Để tiến hành bước này, bạn cần một thước dây (đơn vị m) và một bút đánh dấu. Kích thước cần đo là:
- Chiều dài khối gỗ (m): kéo một đường thẳng từ đầu bên này đến đầu còn lại của khối gỗ. Nếu khối gỗ dài thì phải chia nhỏ ra các đoạn, đánh dấu lại rồi cộng tổng
- Đường kính 2 đầu (m): để từ đó tính ra được bán kính để áp dụng công thức. Bước này nên lưu ý xem 2 đầu có chênh lệch về bán kính hay không, nếu chênh lệch trên 5cm thì phải đổi công thức.
Bước 3: Áp dụng công thức phù hợp
- 2 đầu tương đương nhau: lúc này áp dụng công thức tính thể tích hình trụ
V = r2 x 𝜋 x h
(r là bán kính mặt gỗ, h là chiều dài khối gỗ)
- 2 đầu không bằng nhau: áp dụng công thức tính thể tích hình nón cụt
V = ⅓ 𝜋 x (a2 + b2 + axb) x h
(a, b lần lượt là bán kính 2 mặt gỗ, h là chiều dài khối gỗ)
Ứng dụng cách tính m3 gỗ tròn
Sau khi bạn có được con số mét khối gỗ tròn cụ thể, bạn hoàn toàn có thể sử dụng nó cho những bước tính toán khác, bổ sung thêm trong quá trình sử dụng hay bước tổng kết thu chi của công trình. Ví dụ như:
- Tính được khối lượng gỗ tròn cần sử dụng: chỉ cần biết mét khối gỗ và trọng lượng riêng, bạn có thể tính ra con số khối lượng nhanh chóng. Từ đó có thể ước lượng được áp lực của các bộ phận công trình
- Khớp được kích thước: điều này được nhấn mạnh trong các bộ phận như vì kèo mái hay dùng làm đồ nội thất
- Biết được cần thêm bao nhiêu vật liệu phụ trợ: các vật liệu khác như xi măng, keo dán gỗ là cần thiết để giúp thép bám dính chắc hơn, lúc này việc tính mét khối gỗ sẽ tác động đến lượng vật liệu kết dính cần dùng
Như vậy, cách tính m3 gỗ tròn không hề khó, và sẽ trở nên vô cùng đơn giản nếu bạn áp dụng vào thực tế và tính quen tay. Lâu dần bạn sẽ có khả năng ước lượng khi nhìn thấy một khối gỗ độc lập. Nên hãy ghi nhớ luôn nha!